Mức phạt tự ý biến xe ô tô thường thành xe chở tiền

Mức phạt tự ý biến xe ô tô thường thành xe chở tiền 1

Bằng nhiều hình thức tinh vi như: chế tạo, thay thế, che dấu, độ, trốn đăng ký giấy phép của Ngân hàng Nhà nước… những chiếc xe ô tô bình thường đang được “phù phép” biến thành những phương tiện chuyên dụng – xe chở tiền chuyên dụng. Vậy theo pháp luật mức phạt tự ý biến xe ô tô thường thành xe chở tiền là như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Áp dụng chuẩn khí thải Euro 5, khách mua xe cần lưu ý gì? 5

Tự ý biến xe ô tô thường thành xe chuyên dụng của ngân hàng là hành vi vi phạm pháp luật

1. Vì sao nhiều doanh nghiệp/ tư nhân tự ý biến xe ô tô thành xe chở tiền?

Nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp/ cá nhân tự ý chuyển đổi xe thường thành xe chuyên dụng của ngân hàng chủ yếu là để trốn thuế. So với các loại xe ô tô thông dụng như: xe khách, xe gia đình, xe taxi,.. thì xe ô tô chở tiền chuyên dụng sẽ được giảm thuế. Đây có thể là một động thái của các chủ doanh nghiệp nhằm trốn thuế hoặc chưa đạt được tiêu chuẩn là xe chở tiền chuyên dụng.

Theo quyết định của Bộ Tài chính, từ ngày 3/9/2012, xe thiết kế về chở tiền tại Việt nam nhập khẩu hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi 10%. Chi tiết các loại thuế phải đóng của xe chở tiền bạn có thể tham khảo tại đây. Với mức chênh lệch này, thì việc tự ý hô biến xe thường thành xe chở tiền sẽ giúp doanh nghiệp/ cá nhân thu được 1 khoản lợi nhuận không nhỏ.

Áp dụng chuẩn khí thải Euro 5, khách mua xe cần lưu ý gì? 6

Xe chở tiền được áp dụng mức thuế ưu đãi là 10%

2. Mức phạt tự ý biến xe ô tô thành xe chở tiền như thế nào?

Cố ý chuyển đổi kết cấu từ xe ô tô bình thường sang xe chở tiền là hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí có thể cấu thành tội phạm,….Khi những doanh nghiệp không đủ điều kiện để cấp giấy phép trong lĩnh vực xe chuyên dụng thì mức xử phạt hành chính khá cao.

Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/08/2016 và theo Nghị định mà Chính phủ hướng dẫn thì mức xử phạt tự ý biến xe ô tô thường thành xe oto chở tiền tiền đối với một doanh nghiệp vi phạm sẽ từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng. Các hành vi vi phạm được quy định cụ thể dưới đây:

  • Tự ý thay đổi tổng thành khung, hệ thống chuyển động cơ hoặc tự ý cải tạo toàn bộ kết cấu, kích thước, hình dáng của xe, tự động lắp thêm thùng xe, tháo bớt ghế, xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc chưa thông qua một cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nào cả.
  • Tự ý thay đổi những tính năng hoặc thêm những tính năng mà xe ô tô chưa được cấp phép.

Ngoài việc bị phạt hành chính, các tổ chức doanh nghiệp vi phạm còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung sau đây:

  • Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận về kiểm định kỹ thuật và bảo vệ môi trường
  • Tước quyền sử dụng Tem kiểm định của xe ô tô từ 01 tháng đến 03 tháng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

  • Khôi phục lại hình dáng, thực trạng ban đầu của xe và đăng kiểm lại toàn bộ.
  • Khắc phục lại những giấy tờ pháp lý ban đầu của xe, đồng thời huỷ bỏ những chứng từ lậu chuyển đổi từ xe thông dụng sang xe chuyển tiền chuyên dụng.

Áp dụng chuẩn khí thải Euro 5, khách mua xe cần lưu ý gì? 7

Doanh nghiệp vi phạm sẽ từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng

3. Mức phạt đối với doanh nghiệp tự ý “hô biến” xe ô tô thành xe chở tiền sẽ thuộc về ai?

Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe ô tô,… thì ngoài việc cấp phép theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng an toàn kỹ thuật của pháp luật cơ bản, thì xe chở tiền còn phải theo đúng tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng có nhu cầu sử dụng xe chuyên dụng để chở tiền nữa. Doanh nghiệp/ cá nhân không được cải tạo, sửa chữa, biến đổi bất kỳ kết cấu, hệ thống, tổng thành, thiết kế,… xe ô tô khác thành xe ô tô chở tiền mà chưa có sự thông qua của các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Mức phạt tiền này sẽ vào chính doanh nghiệp tự ý chuyển đổi xe ô tô thông dụng sang xe ô tô chở tiền. Trên thực tế, hiện nay nhiều mẫu xe chở tiền đã đi đăng ký giấy cấp phép sử dụng xe chuyên dụng để chở tiền của Ngân hàng nhà nước. Nhưng vì một số lý do về giấy tờ, thủ tục cũng như tiêu chuẩn, điều kiện mà những loại xe đó chưa được thông qua và đang hoạt động chui dưới pháp luật.

Như vậy, các chủ doanh nghiệp không được tự thay đổi kết cấu, chế tạo tổng thành, hệ thống cơ động của xe mà chưa có giấy tờ chuyển đổi, hay một cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đặc biệt, xe chở tiền chuyên dụng phải có giấy cấp phép do Ngân hàng Nhà nước quy định, thì mới đảm bảo tiêu chuẩn của pháp luật.

Tham khảo: Xe chở tiền Mitsubishi

Tóm lại đây là hành động vi phạm pháp luật, để lại nhiều hệ quả không tốt nếu bị phát hiện, thậm chí mức phạt tự ý biến xe ô tô thường thành xe chở tiền nặng nhất có thể đóng cửa doanh nghiệp. Để tránh bị xử phạt trên, các chủ doanh nghiệp tốt nhất nên thực hiện đúng quy trình, trình tự thủ tục, giấy tờ đạt tiêu chuẩn của một chiếc xe chuyên dụng chở tiền.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0983 565 666