Xe chở tiền là loại xe chuyên dụng của Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng. Đây cũng là một loại phương tiện xe cơ giới cần phải đóng phí bảo hiểm. Vậy phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự với xe chở tiền là như nào? Cùng tham khảo bài viết này nhé!
I. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc
Trước tiên, chúng ta phải hiểu thế nào là bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và tại sao mỗi chủ xe cơ giới đều phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc này?
1. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc là gì?
Bảo hiểm bắt buộc xe ô tô hay Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) chủ xe cơ giới là loại hình tất cả chủ sở hữu xe tại Việt Nam đều phải tham gia; để hỗ trợ bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba khi tai nạn xảy ra. Khi đó, công ty bảo hiểm xe thay mặt chủ sở hữu xe bồi thường thiệt hại về con người và tài sản cho bên thứ ba khi lỗi được xác định là do chủ sở hữu xe hoặc người điều khiển xe có mua bảo hiểm bắt buộc gây ra.
Tất cả các loại xe cơ giới đều phải đóng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc
2. Tại sao phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc?
Mỗi chủ sở hữu xe cơ giới nói chung và xe chở tiền nói riêng đều phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc bởi lẽ, đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc do nhà nước quy định nhằm :
– Thứ nhất, bảo vệ cho bản thân và gia đình khi không may sự cố xảy ra.
– Thứ hai, đáp ứng mục tiêu nhân đạo: khi có sự cố xảy ra, các công ty bảo hiểm sẽ thay mặt chủ xe cơ giới bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba.
– Thứ ba, đây là giấy tờ cần có để hoàn tất thủ tục đăng kí xe
– Thứ tư, đây là giấy tờ bắt buộc phải có khi công an giao thông kiểm tra xe. ( Theo điểm b, điều 4, khoản 21 Nghị định 46/2016 NĐ-CP quy định: phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng nếu chủ xe cơ giới không xuất trình được bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc).
II. Mức phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự với xe chở tiền
1. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm
Theo thông tư số 22/2016/ NĐ-CP nêu rõ tại Điều 4 như sau:
1. Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Chủ xe cơ giới không được tham gia hợp đồng đồng thời hai bảo hiểm trở lên cho cùng một xe cơ giới.
3. Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, chủ xe cơ giới có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới dưới các hình thức sau:
a, Trực tiếp
b, Thông qua môi giới hoặc đại lý
c, Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thông qua đại lý bảo hiểm thì đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng đại lý bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới của doanh nghiệp bảo hiểm khác trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đó chấp thuận bằng văn bản và doanh nghiệp bảo hiểm phải đào tạo và cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo đúng quy định.
Xe chở tiền cũng cần phải đóng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc
2. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe
Được quy định tại Điều 6 Nghị định 22/2016/ NĐ_CP như sau:
2.1. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với chủ xe cơ giới. Đây là bằng chứng giao kết hợp đồng giữa chủ xe cơ giới và công ty bảo hiểm. Mỗi xe cơ giới chỉ được cấp một giấy chứng nhận bảo hiểm.
2.2. Doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho chủ xe cơ giới khi chủ xe cơ giới đã thanh toán phí bảo hiểm hoặc cam kết thanh toán phí bảo hiểm theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
2.3. Việc thanh toán chi phí bảo hiểm hoặc cam kết thanh toán chi phí bảo hiểm phải được thực hiện và phải xác nhận bằng một trong các hình thức sau: biên lai thu phí bảo hiểm, hóa đơn thu phí bảo hiểm, xác nhận thanh toán chi phí bảo hiểm của chủ xe cơ giới trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, hoặc các chứng từ khác theo quy định của pháp luật.
2.4. Trường hợp chủ xe cơ giới không thanh toán đủ chi phí bảo hiểm, hợp đồng sẽ chấm dứt vào ngày tiếp theo. Trong vòng 05 kể từ ngày kết thúc hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm báo cho chủ xe cơ giới bằng văn bản.
2.5. Phát hành, quản lý và sử dụng giấy bảo hiểm.
3. Mức phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự với xe chở tiền.
Mức phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự với xe chở tiền được quy định tạo phụ lục 5 kềm theo thông tư 22/2016/ NĐ-CP về các quy định, biểu phí, biểu thuế đối với xe cơ giới, cụ thể như sau:
Phí bảo hiểm phải nộp | = | Phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới | x | Thời hạn được bảo hiểm (ngày) |
365 (ngày) |
Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của xe chở tiền được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe dưới 6 chỗ theo quy định định tại mục III. Cụ thể phí bảo hiểm với xe chở tiền là 562.000 đồng (đã bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng).
4. Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm
4.1. Thời hạn yêu cầu bồi thường bảo hiểm của chủ xe cơ giới là 01 năm kể từ ngày tai nạn xảy ra, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
4.2. Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự với xe chở tiền. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích với các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tín dụng đang có ý định mua xe.