Xe chở tiền là loại xe không thể thiếu được đối với nhà nước cũng như ngân hàng. Trong quá trình lưu thông, xe chở tiền có thuộc xe ưu tiên không, được vượt đèn đỏ hay không là câu hỏi của rất nhiều người. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.
1. Xe chở tiền là gì? Tiêu chuẩn xe chở tiền?
Xe chở tiền là một trong những phương tiện di chuyển, hỗ trợ tốt nhất cho mọi ngân hàng, doanh nghiệp và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Vì sao chúng lại trở nên hữu ích và cần thiết đến vậy? Xe chở tiền được thiết kế nhỏ gọn để tiện lợi cho công việc di chuyển và vận chuyển tiền bạc của các ngân hàng cũng như các cơ quuan tài chính khác.
Xe chở tiền là xe chuyên dụng của ngân hàng và các tổ chức tín dụng
Khi tham gia giao thông, người lái xe cần phải tuân thủ các quy định chung của luật giao thông đường bộ. Đồng thời, các loại xe chuyên dụng nói chung và xe chở tiền cần tuân thủ thêm các quy định riêng của đơn vị mình. Một trong những điều chúng ta đều phải tuân thủ theo, đó là các loại giấy tờ cần thiết khi tham gia giao thông. Hãy cùng tìm hiểu kĩ những yêu cầu đạt chuẩn của một xe chở tiền đạt chuẩn ngay dưới đây.
Xe chở tiền cần có đủ 6 loại giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự, giấy vận tải và các giấy tờ có liên quan khác theo quy định của Pháp Luật, giấy xác nhận của Ngân hàng Nhà Nước.
Người điều khiển xe chở tiền cần phải mang đủ các loại giấy tờ theo quy định
Chất lượng và các trang thiết bị đi kèm:
- Theo quy định của Nhà nước, xe chở tiền chuyên dụng phải được đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn kĩ thuật: Có khoang chở tiền; khoang chở tiền được gia cố bằng các lớp bằng thép cố định, chắc chắn; Cửa phía sau được lắp đặt hệ thống khóa an toàn
- Bên cạnh đó, các trang thiết bị đi kèm xe ô tô chở tiền có thể là: hệ thống chống cháy, hệ thống định vị, hệ thống báo sáng, hệ thống định vị, khóa an toàn,… cũng như các thiết bị chuyên môn chuyên nghiệp khác. Nhằm bảo đảm bảo an toàn một cách tuyệt đối nhất.
2. Xe chở tiền có thuộc xe ưu tiên của Nhà nước không?
Theo điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008, những loại xe được quyền ưu tiên bao gồm:
Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
Và các loại xe theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 điều 22 này sẽ phải gắn còi, cờ, đèn khi đi làm nhiệm vụ; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông (quy định tại khoản 2 điều 22 luật này).
Loại đèn và hình dạng đèn của những loại xe ưu tiên gồm 2 loại:
- Loại Đèn đơn, hình dạng: Đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình tròn và đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình trụ.
- Loại Đèn đôi, hình dạng: Đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình hộp chữ nhật loại 2 bóng đèn và đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình hộp chữ nhật 4 loại bóng.
Như vậy, xe chở tiền không phải là xe ưu tiên, không được phép vượt đèn đỏ.
Xe chở tiền không thuộc xe ưu tiên và không được phép vượt đèn đỏ
3. Mức phạt khi xe chở tiền vi phạm luật giao thông?
Căn cứ khoản 5 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:
+) Phạt tiền từ 1.200.000 – 2.000.000 đồng
+) Ngoài bị phạt tiền, bạn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1- 3 tháng.
Như vậy với thông tin trong bài viết, các bạn đã biết xe chở tiền có phải xe ưu tiên không rồi nhé! Tất cả loại xe chuyên dụng của ngân hàng phải cần tuân thủ quy tắc luật giao thông thông thường. Do đó, người điều khiển xe chở tiền phải ghi nhớ để đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.